Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Thân tứ đại

là thân nhân quả, gồm có sáu căn, sáu trần và sáu thức. Có sáu căn, sáu trần sáu thức mới có cái biết của sắc, thinh, hương, vị, xúc, vị, pháp. Trong lúc còn đang mang thân tứ đại này tu tập giới luật đức hạnh, Định Vô Lậu phải dùng sáu căn, sáu trần và sáu thức.

Sau khi chứng đạt chân lý và vào Niết Bàn thì căn, trần, thức này đều bỏ luôn vì nó không phải là ta, không phải là của ta và không phải là bản ngã của ta. Nó là các pháp hữu vi nên vô thường và hoại diệt, trong đó không một vật gì còn tồn tại để gọi là Phật Tánh.

Quán Thân tứ đại là vô thường như bệnh tật, như cục bướu, như mũi tên, như điều bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là không, là vô ngã. Thân tứ đại là thân vô thường phải có bệnh tật và khổ đau như những thân nhân quả khác, dù người đã tu chứng đạo như đức Phật, nhưng đạo Phật làm chủ sanh, già, bệnh, chết chỉ dùng Chánh Niệm Tỉnh Giác (trong pháp môn Tứ Chánh Cần, gồm có: 1 - Chánh Niệm Tỉnh Giác Định, 2 - Định Vô Lậu, 3 - Định Sáng Suốt, 4 - Định Niệm Hơi Thở) và tinh tấn tác ý đẩy lui bệnh tật ra khỏi thân Tứ Đại.

Chánh Niệm Tỉnh Giác chỉ là để chịu đựng cơn đau. Cho nên, khi có những cơn đau như dao cắt ruột thì giữ tâm Chánh Niệm Tỉnh Giác trên Thân Hành Niệm Nội (hơi thở) hay Thân Hành Ngoại (hành động tay chân).

Nhờ giữ tâm tỉnh giác trên thân hành ta mới chịu đựng được những cơn đau như ai cắt ruột, bứt gan. Nếu không chịu rèn luyện tu tập cho thuần thục, nhu nhuyễn pháp môn này thì rất khó cho ta chiến thắng chúng.

Dùng những pháp môn này để đối trị những ác pháp đang tấn công ào ạt vào thân tâm; dùng những pháp môn này để tâm bất động hoàn toàn, ly dục ly ác pháp được trọn vẹn. Đó là phương pháp vượt qua cơn đau, chứ không phải là phương pháp trị cơn đau.

Đức Phật lấy sức tinh tấn, rồi nhiếp tâm thanh thản, an lạc và vô sự, khi tâm thanh thản, an lạc và vô sự thì tâm định trên hơi thở ra hơi thở vào một cách nhẹ nhàng rõ ràng và cụ thể. Khi biết tâm đã định trên hơi thở như vậy thì tác ý nhắc: “Thọ là vô thường cái đau bệnh (phải chỉ rõ bệnh gì, Bệnh ở đâu) này phải đi khỏi nơi thân tâm ta” Khi tác ý xong câu này thì tiếp tục tác ý câu thứ hai: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”.

hi tác ý xong thì cứ bám cho chặt trong hơi thở vô, hơi thở ra, ý thức chỉ biết hơi thở vô ra đều đặn, đừng lưu ý đến bệnh đau, thỉnh thoảng lại tác ý: “Thọ là vô thường cái thân bệnh này hãy đi! Đi! Đi cho khỏi thân ta”.

Gợi ý